HỘI DNT ĐẮK LẮK TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH "THÁO GỠ CÁC VƯỚNG MẮC VỀ PCCC CHO DN TỈNH ĐẮK LẮK" NGÀY 06/06/2023

Sáng thứ 3 ngày 06/06/2023 tại Hội trường Văn phòng Hội DNT tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra chương trình cà phê doanh nhân với Lãnh đạo tỉnh định kỳ với sự giao lưu kết nối của các anh chị là Lãnh đạo tỉnh và Hội viên của Hội DNT Đắk Lắk. Tại chương trình Lãnh đạo sở ngành, cơ quan chuyên môn đã giải đáp các thắc mắc xung quanh chủ đề việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy cho DN.

Sáng thứ 3 ngày 06/06/2023 tại Hội trường Văn phòng Hội DNT tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra chương trình cà phê doanh nhân với Lãnh đạo tỉnh định kỳ với sự giao lưu kết nối của các anh chị là Lãnh đạo tỉnh và Hội viên của Hội DNT Đắk Lắk. Tại chương trình Lãnh đạo sở ngành, cơ quan chuyên môn đã giải đáp các thắc mắc xung quanh chủ đề việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy cho DN.

Đến tham dự chương trình có sự hiện diện của lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo Sở ngành cùng các đơn vị Hội và Hiệp hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: Bà H'Yim Kđoh - Phó chủ tịch UBND tỉnh;  Ông Đoàn Ngọc Thượng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh;  Ông Nguyễn Hữu Phúc – Phó GĐ Sở kế hoạch và đầu tư;  Ông Lê Công Khanh - Trưởng phòng chất lượng công trình, Sở Xây Dựng;  Ông Trương Hồ Anh Hoàng - Phó trưởng Ban quản lý các khu CN tỉnh;  Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó phòng ĐK-KD sở KH&ĐT;  Thiếu tá Nguyễn Văn Long - Phó trưởng Phòng cảnh sát PCCC&CNCH, CA tỉnh cùng với sự tham gia của Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh – Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh; Bà Đoàn Thị Phúc – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Đắk Lắk

Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng các Lãnh đạo Sở, Ban ngành có mặt

 Trong chương trình, các anh chị khách mời tham dự và Hội viên của Hội DNT đã cùng thảo luận các nội dung thông tin liên quan đến chủ đề “Tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp về việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy”. Và được Đại diện Phòng cảnh sát PCCC&CNCH- CA tỉnh, Đại diện Phòng chất lượng công trình- Sở Xây Dựng giải đáp cụ thể các thắc mắc của các đơn vị doanh nghiệp tham dự chương trình.

Thiếu tá Nguyễn Văn Long - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Pccc và cứu nạn cứu hộ - công an tỉnh Đắk Lắk giải đáp cụ thể thắc mắc của DN

Với một số câu hỏi được đặt ra tại chương trình cho Thiếu tá Nguyễn Văn Long - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Pccc và cứu nạn cứu hộ - công an tỉnh Đắk Lắk giải đáp.

Câu hỏi 1. Các công trình đã thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC đã đi vào hoạt động. Khi có tiêu chuẩn pccc mới thì có phải sửa chưa theo tiêu chuẩn mới hay không? Nếu phải sửa theo tiêu chuẩn mới thì thời gian áp dụng như thế nào? phải có giai đoạn chuyển tiếp để chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có thời gian chuẩn bị để duy trì sản xuất và chuẩn bị tài chính?

Trả lời: 

Trường hợp 1: Các công trình đã thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo tiêu chuẩn cũ và đã đi vào hoạt động; trong qua trình hoạt động không cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng  công trình ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy (đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; hệ thống cấp nước chữa cháy; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy nổ và bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy…khi có tiêu chuẩn PCCC mới thì không phải áp dụng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới đó. 

Trường hợp 2: Các công trình đã thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo tiêu chuẩn cũ và đã đi vào hoạt động trong qua trình hoạt động cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình (ví dụ: Nhà ở chuyển đổi mục sang karaoke, khách sạn, nhà nghi; nhà kho hàng hoá không cháy như sắt thép, gạch men… chuyển đổi sang nhà sản xuất, nhà kho chứa hàng là các chất và vật liệu cháy), thì phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và áp dụng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành tại thời điểm đó. 

Việc chuẩn bị kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế công trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Câu hỏi 2. Các quy định về hút khói cưỡng bức, các công trình nào thì phải lắp đặt hệ thống hút khói cưỡng bức. Nhà kho chứa hàng có phải lắp đặt hệ thống này hay không? nếu có thì thể tích bao nhiẻu trở lên phải áp dụng?

Trả lời:

Ý thứ nhất: Căn cứ theo quy định tại Mục D2 Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD “quy định Bảo vệ chống khói” cụ thể:

D.2. Việc hút xả khói khi có cháy phải được thực hiện từ các khu vực sau:

a) Từ hành lang (trừ hành lang bên) và sảnh của nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính - phụ trợ (trong các cơ sở công nghiệp) và nhà hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m;

b) Từ các hành lang và đường hầm đi bộ của tầng hầm, tầng nửa hầm của các nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính - phụ trợ (trong các cơ sở công nghiệp), nhà sản xuất và nhà hỗn hợp, khi các hành lang và đường hầm đi bộ này liên thông với các phòng có người làm việc thường xuyên;

c) Từ các hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m mà không có thông gió tự nhiên khi có cháy của các nhà từ 2 tầng trở lên sau:

- Nhà sản xuất, nhà kho hạng A, B và C;

- Nhà công cộng, bao gồm cả nhà hành chính - phụ trợ trong các cơ sở công nghiệp;

- Nhà hỗn hợp;

d) Từ hành lang chung (trừ hành lang bên) và sảnh chung của các nhà có buồng thang bộ không nhiễm khói;

e) Từ các sảnh thông tầng và các hành lang thương mại bao quanh sảnh thông tầng (sau đây gọi chung là sảnh thông tầng);

f) Từ các gian phòng có người làm việc thường xuyên, phục vụ sản xuất hoặc kho, bao gồm cả nơi bảo quản lưu trữ sách, tài liệu, hiện vật, xưởng phục chế của bảo tàng (đối với gian phòng lưu trữ dạng kệ thì không phụ thuộc vào việc có người làm việc thường xuyên), nếu các gian phòng này thuộc hạng A, B, C1 đến C3 trong nhà bậc chịu lửa I đến IV, hoặc hạng C4, D, E trong nhà bậc chịu lửa IV;

g) Từ mỗi gian phòng liên thông với buồng thang bộ không nhiễm khói, hoặc từ mỗi gian phòng không có thông gió tự nhiên khi có cháy sau:

- Diện tích từ 50 m2 trở lên, thường xuyên hoặc nhất thời tập trung đông người (số lượng hơn 1 người trên 1 m2 sàn, không tính diện tích chiếm chỗ của các thiết bị, vật dụng);

- Các gian thương mại, trưng bày sản phẩm hàng hóa;

- Các phòng đọc và lưu trữ sách của thư viện, các gian triển lãm, bảo tàng có diện tích từ 50 m2 trở lên, có người làm việc thường xuyên, dùng để lưu trữ hoặc sử dụng các chất và vật liệu cháy;

- Phòng thay đồ, gửi đồ diện tích từ 200 m2 trở lên;

h) Các gara giữ xe kín, ngầm hoặc nổi, được xây dựng riêng hoặc là một phần của các nhà có công năng khác và cả các đường dốc được ngăn cách của các gara này.

Cho phép hút xả khói qua hành lang liền kề từ các gian phòng có diện tích đến 200 m2 và hạng nguy hiểm cháy C1, C2, C3, hoặc lưu trữ hoặc sử dụng chất và vật liệu cháy.

Đối với các gian phòng thương mại và văn phòng diện tích không lớn hơn 800 m2, khi khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không lớn hơn 25 m thì cho phép hút xả khói qua các khu vực liền kề là hành lang, sảnh, sảnh và hành lang thông tầng.

Không cho phép ngăn chia phần hành lang cụt của nhà bằng các vách ngăn có cửa đi thành các đoạn có chiều dài nhỏ hơn 15 m.

CHÚ THÍCH 1: Khu vực không có thông gió tự nhiên khi có cháy là khu vực không có ô cửa mở trên kết cấu xây dựng ngoài (tường ngoài) hoặc khu vực có ô cửa mở nhưng diện tích không đủ để thoát sản phẩm cháy.

CHÚ THÍCH 2: Để thông gió tự nhiên khi có cháy cho các hành lang phải bố trí các ô cửa sổ mở hoặc lỗ cửa trên tường ngoài với các yêu cầu sau:

- Mép trên ô cửa không thấp hơn 2,5 m và mép dưới ô cửa không cao quá 1,5 m tính từ mặt sàn;

- Tổng chiều rộng phần mở được của các ô cửa không nhỏ hơn 1,6 m cho mỗi đoạn 30 m chiều dài hành lang;

- Ô cửa phải mở được bằng tay một cách dễ dàng khi người đứng trên sàn.

CHÚ THÍCH 3: Để thông gió tự nhiên khi cháy cho gian phòng phải có các ô cửa sổ mở hoặc lỗ cửa trên tường ngoài tương tự như CHÚ THÍCH 2, với chiều rộng tối thiểu 0,24 m cho mỗi m chiều dài tường ngoài. Nếu tường ngoài chỉ nằm ở 1 phía của gian phòng thì khoảng cách từ tường ngoài này đến tường ngăn bên trong không được lớn hơn 20 m. Nếu các ô cửa mở nằm ở hai kết cấu xây dựng ngoài đối diện nhau thì khoảng cách giữa hai kết cấu đó không lớn hơn 40 m, trong trường hợp này thì chiều dài tường ngoài không được nhỏ hơn 1/3 tổng chiều dài của các tường ngăn phòng bên trong.

Ý thứ hai: Thể tích, khối tích của các nhà kho không phải là căn cứ quy định việc phải lắp đặt hệ thống hút khói hay không. Căn cứ để Nhà kho chứa hàng phải lắp đặt hệ thống hút khói là khi rơi vào các trường hợp được nêu tại ý c, f của mục D.2 được nêu ở trên, cụ thể:

- Nhà kho hạng A, B và C cao 2 tầng có hành lang có chiều dài lớn hơn 15m không có thông gió tự nhiên (ý c của mục D.2)

- Nhà kho có các gian phòng có người làm việc thường xuyên, bao gồm cả nơi bảo quản lưu trữ sách, tài liệu, hiện vật, xưởng phục chế của bảo tàng (đối với gian phòng lưu trữ dạng kệ thì không phụ thuộc vào việc có người làm việc thường xuyên), nếu các gian phòng này thuộc hạng A, B, C1 đến C3 trong nhà bậc chịu lửa I đến IV, hoặc hạng C4, D, E trong nhà bậc chịu lửa IV; (ý f của mục D.2)

Tuy nhiên nếu nhà kho này đảm bảo các nội dung nêu tại mục D.3 thì không cần phải lắp đặt hệ thống hút khói .

D.3. Các yêu cầu tại D.2 không cần áp dụng đối với:

a) Các gian phòng có diện tích đến 200 m2, được trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hoặc nước (trừ gian phòng hạng nguy hiểm cháy A, B, các gian phòng liên thông trực tiếp với các buồng thang bộ không nhiễm khói N2 và N3, và các gara ô tô kín với việc đỗ xe thủ công (lái xe phải tự đỗ xe));

b) Các gian phòng được trang bị chữa cháy tự động bằng khí, bột, aerosol (trừ các gara giữ xe kín với việc đỗ xe thủ công);

c) Các hành lang và sảnh mà tất cả các gian phòng có cửa đi vào hành lang hoặc sảnh này đã được thiết kế thoát khói trực tiếp;

d) Các gian phòng diện tích đến 50 m2 mỗi gian, nằm trong gian phòng chính đã được thiết kế thoát khói;

e) Các hành lang (trừ các hành lang đã được quy định trong a) và b) của D.2) không có thông gió tự nhiên khi có cháy, nếu không có người làm việc thường xuyên trong tất cả các gian phòng có cửa đi vào hành lang này, và các cửa đi này là cửa ngăn cháy kín khói;

f) Các gian phòng công năng công cộng xây dựng tại tầng 1 (tầng trệt) trong các nhóm F1.2 và F1.3, có kết cấu ngăn cách với khu vực ở và có lối ra thoát nạn trực tiếp ra bên ngoài khi khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra này không lớn hơn 25 m và diện tích không lớn hơn 800 m2.

Câu hỏi 3. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu, sửa đổi Quy chuẩn 06:2022 về An toàn cháy cho nhà và công trình, lấy ý kiến để ban hành trước ngày 30/6. Vậy những công trình đang xây dựng mới, hoặc đang sửa chữa, cải tạo có phải dừng thi công để chờ quy chuẩn mới về PCCC được ban hành hay không?

Trả lời:

Trường hợp 1: Các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa đã được cấp phép xây dựng, đã thẩm duyệt thiết kế về PCCC (đối với công tình thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP) đang trong quá trình thi công thì không phải dừng thi công và chờ quy chuẩn mới về PCCC, mà tiếp tục thi công theo đúng hồ sơ thiết kế đã được cấp phép.

Lưu ý: Dự án, công trình không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hiện hành.

Trường hợp 2: Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa chưa được cấp phép xây dựng, chưa thẩm duyệt thiết kế về PCCC (đối với công tình thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP) thì không được tiến hành xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa đồng thời phải tiến hành lập hồ sơ thiết kế xin cấp phép theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

* MỘT SỐ YÊU CẦU TRANG BỊ HỆ THỐNG PCCC ĐỐI VỚI KHO HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH TẠI TCVN 3890:2023 HIỆN HÀNH.

1. Yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy tự động 

- Nhà chế biến và lưu trữ nông sản dạng hạt có diện tích từ 1000m2 trở lên (không yêu cầu trang bị đối với các nhà dạng hở).

- Nhà kho hạng nguy hiểm cháy C sắp xếp trên giá đỡ có chiều cao để hàng trên 5,5m (không phụ thuộc quy mô);

- Nhà kho hạng hạng nguy hiểm cháy B, C cao từ 2 tầng trở trên (không phụ thuộc quy mô).

- Các gian phòng lưu trữ cao su, hạt nhựa; diêm, kim loại kiềm, sản phẩm pháo hoa; len lông thú (không phụ thuộc quy mô);

- Các gian phòng thuộc hạng nguy hiểm C đểm trong tầng hầm (không phụ thuộc quy mô); các tầng trên có diện tích từ 300m2 trở lên.

- Kho lạnh diện tích trên 300m2.

2. Yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy tự động

- Nhà chế biến và lưu trữ nông sản dạng hạt có diện tích từ 500m2 trở lên (không yêu cầu trang bị đối với các nhà dạng hở).

- Nhà kho hạng nguy hiểm cháy C sắp xếp trên giá đỡ có chiều cao để hàng trên 5,5m (không phụ thuộc quy mô);

- Nhà kho hạng hạng nguy hiểm cháy B, C cao từ 2 tầng trở trên (không phụ thuộc quy mô).

- Các gian phòng lưu trữ cao su, hạt nhựa; diêm, kim loại kiềm, sản phẩm pháo hoa; len lông thú (không phụ thuộc quy mô);

- gian phòng chứa hàng hoá không cháy nhưng bảo quản trong bao bì cháy được (có tỉa trọng cháy riền từ 1MJ/m2 đến 180 MJ/m2 diện tích trên 300m2.

- Các gian phòng thuộc hạng nguy hiểm C để trong tầng hầm (không phụ thuộc diện tích); các tầng trên có diện tích từ 300m2 trở lên.

Sau đây là các hình ảnh ghi nhận tại chương trình: